Phản ứng của cộng đồng quốc tế Nạn_diệt_chủng_Rwanda

Cả thế giới dường như không có một động thái nào trước sự tàn sát người Tutsi và những người Hutu ôn hòa. Cộng đồng quốc tế đưa ra nhiều lý do để biện hộ cho sự "bàng quan" với nạn diệt chủng kinh hoàng tại Rwanda. Một số trong những lý do đó là vai trò của Liên Hiệp QuốcMỹ, khi đánh giá quốc gia Rwanda không phải là nơi có tiềm lực mọi mặt để được ưu tiên đặc biệt. Thêm nữa, nước Mỹ vẫn đang bàng hoàng trước cái chết của 18 binh sĩ làm nhiệm vụ gìn giữ hoà bình tại Somali vài tháng trước đó[2].

Có 2.500 lính thuộc lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hiệp Quốc đóng tại Rwanda trước khi xảy ra vụ thảm sát, nhưng khi tướng Dallaire, chỉ huy lực lượng gìn giữ hoà bình tại Rwanda xin ý kiến chỉ đạo từ New York, khoảng 2 giờ sáng ngày 7 tháng 4, đã nhận được lệnh không can thiệp. Quân Hutu đã bắn chết 10 nhân viên thuộc lực lượng gìn giữ hoà bình người Bỉ. Khi đó, bất chấp những thỉnh cầu của Dallaire, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Boutros Boutros-GhaliKofi Annan, phụ trách khối lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hiệp quốc, đã từ chối tiếp viện ngay cả khi họ biết tin 10 sĩ quan và binh sĩ người Bỉ trong lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Rwanda bị những phần tử nổi loạn người Hutu sát hại.[2].

Đầu tháng 4 năm 2004, tưởng niệm 10 năm nạn diệt chủng Rwanda, các nhà lãnh đạo Liên hiệp quốc hứa hẹn rằng lịch sử đau thương Rwanda sẽ không lặp lại[2].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nạn_diệt_chủng_Rwanda http://www.bbc.com/news/world-africa-13431486 http://www.foxnews.com/world/2016/11/20/rwanda-cat... http://www.history.com/this-day-in-history/civil-w... http://www.un.org/en/africarenewal/subjindx/121rwa... http://www.mofa.gov.vn/quocte/17,04/tieudiemqt17,0... http://www.nguoiduatin.vn/kinh-hoang-18-dan-so-bi-... http://thethaovanhoa.vn/the-gioi/nghi-pham-ch237nh... http://www.vtc.vn/nu-bo-truong-pham-toi-diet-chung... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Rwanda...